Thời niên thiếu Lã Mông

Lã Mông sinh vào năm 178 thời Hán Linh Đế tại Nhữ Nam (nay là đông nam huyện Phụ Nam, tỉnh An Huy). Khi Lã Mông còn nhỏ, gia đình do chiến loạn đã di cư đến vùng phía nam sông Dương Tử, thuộc Giang Đông. Từ nhỏ Lã Mông sống trong cảnh nghèo khổ, khi lớn lên ông nương nhờ người anh rể là Đặng Dương, vốn là tướng dưới quyền của Tôn Sách, thủ lĩnh ở Giang Đông. Năm 16 tuổi, Lã Mông giấu gia đình, bí mật theo Đặng Dương chinh phạt quân Sơn Việt.

Sau này, Đặng Dương phát hiện ra Lã Mông làm lính trong quân của mình nên đem việc này nói với mẹ ông khiến bà rất tức giận, mắng ông và không cho ông tòng quân nữa. Nhưng Lã Mông giải thích với mẹ rằng:"Chúng ta không thể sống nghèo khổ mãi, nếu có thể tự chứng tỏ bản thân qua những công việc khó khăn, thì sự giàu sang mới có thể đến với mình. Nếu không vào hang hổ thì làm sao mà có thể bắt được hổ con"[1][2].

Bà mẹ nghe lời giải thích của ông cũng rất cảm động, nên không giận nữa vì đồng ý cho ông đi theo con đường của mình.

Tuy nhiên sau này có tên thủ hạ của Đặng Dương cảm thấy Lã Mông nhỏ tuổi nên thường tỏ ra khinh thị, thường mắng chửi nhục mạ ông[3]. Lã Mông vô cùng tức giận nhưng viên lại đó vẫn tiếp tục chọc phá ông. Không kiềm được tức giận, Lã Mông bèn giết chết viên lại đó. Do tội giết người đó nên ông buộc phải chạy trốn vào nhà ở huyện Đồng, sau đó lại nương nhờ Giáo úy Viên Hùng. Viên Hùng đưa ông đến gặp Tôn Sách. Sau một hồi gặp gỡ, Tôn Sách bắt đầu mên phục Lã Mông, bèn xá tội cho làm tùy tùng bên cạnh mình.

Về sau Đặng Dương qua đời, đại thần Trương Chiêu bèn tiến cử Lã Mông thay thế chức vụ ấy. Do vậy ông được phong làm Biệt bộ tư mã.[4]

Năm 200, Tôn Sách qua đời, em là Tôn Quyền lên kế nhậm đại quyền ở Giang Đông[5][6]. Tôn Quyền thấy Lã Mông không có điều kiện học hành nhiều, chủ yếu tiến thân bằng võ nghiệp đánh trận chém giết nên khuyên Lữ Mông dù việc quân có bận rộn đến đâu thì cũng nên giành ít thời gian đọc sách để có kiến thức, biết chữ nghĩa. Lã Mông ngẫm thấy có lý nên nghe theo, nhưng không ngờ ông học nhanh hiểu rộng, nhanh chóng trở thành một bậc tướng quân đại tài. Chính điều này khiến cho Lỗ Túc, người trước đây rất coi thường Lã Mông đã phải thay đổi cách nhìn. Thây vậy, Lã Mông cười nói

Kẻ sĩ ba ngày không gặp nhau thì nên rửa mắt mà nhìn

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lã Mông http://zh.wikipedia.org/wiki/%E5%A4%AA%E5%B9%B3%E5... http://vi.wikisource.org/wiki/Tam_qu%E1%BB%91c_di%... http://vi.wikisource.org/wiki/Tam_qu%E1%BB%91c_di%... http://zh.wikisource.org/wiki/%E4%B8%89%E5%9C%8B%E... http://zh.wikisource.org/wiki/%E4%B8%89%E5%9C%8B%E... http://zh.wikisource.org/wiki/%E4%B8%89%E5%9C%8B%E... http://zh.wikisource.org/wiki/%E4%B8%89%E5%9C%8B%E... http://zh.wikisource.org/wiki/%E4%B8%89%E5%9C%8B%E... http://zh.wikisource.org/wiki/%E4%B8%89%E5%9C%8B%E... http://zh.wikisource.org/wiki/%E5%AE%8B%E5%8F%B2/%...